Nghiên cứu khả năng chiết một số kim loại trong bùn thải đô thị bằng axit axêtic
Bùn thải phát sinh từ các công đoạn của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ, hàm lượng N, P, K tổng số tương đối cao. Hàm lượng kim loại nặng tổng số có khả năng vượt giới hạn cho phép trong đất nông nghiệp (Zn). Trước những thách thức ngày càng gia tăng về nơi thải bỏ bùn thải đô thị, nguồn dinh dưỡng cho nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, hướng tiếp cận loại bỏ các thành phần có thể gây độc trong bùn thải để tái sử dụng nguồn tài nguyên này ngày càng phổ biến trên thế giới. Nghiên cứu này sử dụng axit axêtic để chiết một số kim loại nặng (Cu, Cd, Cr, Pb, Zn) ra khỏi bùn thải. Kết quả thử nghiệm cho thấy, thời gian tương tác 120 phút, nồng độ axit 0,5M, pH = 0,3 và số lần chiết rút 5 lần là điều kiện phù hợp để tách chiết các kim loại nặng (KLN). Hiệu suất loại bỏ các KLN theo thứ tự: Zn > Cu > Cd ≈ P b > Cr. Sau x lý, hàm lượng chất hữu cơ tăng đáng kể, hàm lượng N, P, K giảm so với ban đầu nhưng vẫn ở ngưỡng giàu so với thang đánh giá trong đất. Bùn thải sau xử lý kim loại nặng có thể sử dụng để làm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.