Tổng luận khoa học và công nghệ năm 2010
Dữ liệu và nguồn
-
10.2010-Chính sách thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc DOC
Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải tổ kinh tế vào năm 1978, tinh thần khởi nghiệp đã luôn là một động lực chính đối với tốc độ tăng trưởng phi thường của đất nước này. Các doanh nhân Trung Quốc đến từ các đô thị cũng như nông thôn đã tạo nên một lực lượng kinh tế tư nhân, một tầng lớp xã hội vốn không tồn tại và đã từng bị ngăn cấm trước đây trong những năm đầu của lịch sử phát triển nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các thế hệ doanh nhân đi trước của Trung Quốc đã thành công rõ rệt trong các doanh nghiệp liên quan đến thương mại và chế tạo công nghiệp. Trình độ và năng lực chế tạo của quốc gia này đã mang đến cho họ danh tiếng “công xưởng của thế giới”.
-
11.2010-Những tiến bộ mới đây trong cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển ở một số nước DOC
Khoa học và công nghệ (KH&CN) được coi là động lực chi phối những thay đổi trong xã hội tương lai, là xung lượng tái tạo nền thịnh vượng quốc gia, cải thiện chất lượng sống và nâng cao vị thế của các quốc gia thông qua sự thúc đẩy nhanh và mở rộng quy mô phát triển. Thế giới đang bước vào một quá trình thay đổi lớn, các học giả vị tương lai đã cung cấp cho chúng ta nhiều bức tranh khác nhau về thế giới sẽ như thế nào trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, tất cả họ đều nhất trí rằng KH&CN mà linh hồn của nó là nghiên cứu và phát triển (NC&PT), đổi mới sáng tạo, sẽ là động lực chi phối đằng sau những thay đổi và phát triển tạo nên thế giới mới của chúng ta.
-
8.2010-Các chiến lược và chính sách của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đổi mới giáo dục đại học và đào tạo nhân công tay nghề cao DOC
Trong thời đại công nghệ cao, tri thức đã trở thành nền tảng của lao động và có khả năng sáng tạo nên một xã hội mới: xã hội tri thức. Tri thức, với đặc trưng công nghệ và tính đa ngành của nó đã làm thay đổi căn bản hình thái học của xã hội và làm cho công nghệ mà chủ yếu là công nghệ thông tin và truyền thông trở thành một yếu tố hiện diện ở khắp mọi nơi trong xã hội. Tốc độ cập nhật nhanh chóng của nó buộc mọi người trong xã hội đều phải liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Nền kinh tế tuân theo hướng phát triển công nghệ cao cần có nhiều nhà chuyên nghiệp và các chuyên gia công nghệ để giải quyết các vấn đề ngày càng phức tạp và chuyên môn hóa hơn trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nhu cầu về nhân tài và nhân công có tay nghề cao đang ngày càng gia tăng mạnh bởi vì các công nghệ mới ngày càng yêu cầu các kỹ năng cao hơn và việc đào tạo nhân công tay nghề cao để đáp ứng yêu cầu đó đang trở thành tâm điểm chú trọng của các quốc gia trong việc hoạch định các chính sách phát triển giáo dục đại học và đặc biệt là phát triển hệ thống đào tạo kỹ thuật và dạy nghề để đáp ứng yêu cầu của thị trường và nền kinh tế.
-
12.2010-Khai thác và sử dụng đất hiếm hiện nay trên thế giới DOC
Được coi là “Vitamin của ngành công nghiệp hiện đại”, đất hiếm (ĐH) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp hạt nhân, năng lượng mới… Nó là tài nguyên chiến lược quý và không thể tái sinh. Nếu không có các nguyên tố ĐH, rất nhiều công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được.
-
7.2010-Vật liệu Nano: tiềm năng và hiểm hoạ DOC
Những năm cuối thế kỷ 20 đã chứng kiến những bước tiến dài và nhanh chóng trong việc thiết kế những vật liệu nano, tức là những vật liệu, cấu phần và sản phẩm có cấu trúc với kích thước chỉ nhỏ vài chục nguyên tử. Khả năng thao tác theo kiểu “may đo” các tính chất của vật liệu dựa trên từng nguyên tử đã tạo ra tiềm năng cải tiến tính năng sản phẩm cho một phạm vi rộng hoạt động của con người: từ y tế tới mỹ phẩm và dược phẩm, từ thông tin và truyền thông tới giải trí, từ giao thông vận tải trên mặt đất tới hàng không vũ trụ, từ các vấn đề năng lượng tương lai tới môi trường và biến đổi khí hậu, từ an ninh tới di sản văn hóa.
-
6.2010-Kỷ nguyên đang đến của năng lượng tái tạo DOC
Việc sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nguồn năng lượng hóa thạch ở Việt Nam được dự báo có nguy cơ cạn kiệt trong nửa đầu thế kỷ 21, trong khi nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo (NLTT) lại chưa được tận dụng đúng mức cần thiết.
-
5.2010-Kinh nghiệm thế giới về xây dựng đường sắt cao tốc:Bài học chuyển giao công nghệ, đánh giá hiệu quả công nghệ, chi phí, tác động môi trường DOC
Đường sắt cao tốc (ĐSCT) được coi là một trong những công nghệ mang tính đột phá quan trọng nhất của lĩnh vực vận tải chở khách ở nửa cuối thế kỷ 20. Tính tới đầu năm 2008, đã có khoảng 10.000 km tuyến cao tốc mới được vận hành trên toàn thế giới. Trong toàn bộ tuyến đường sắt của thế giới (gồm cả các tuyến truyền thống được nâng cấp), có tới hơn 20.000 km đường sắt được dành để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao cho khách hàng.
-
9.2010-Quản lý thực phẩm biến đổi gien: Kinh nghiệm của Mỹ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc DOC
Do gánh nặng về dân số ngày càng tăng cao, nên thực phẩm biến đổi gen là một giải pháp đầy hứa hẹn để đảm bảo an ninh lương thực, xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. Bên cạnh đó, thực phẩm biến đổi gen còn góp phần vào công tác bảo vệ môi trường: thực phẩm biến đổi gen được cấp phép ra không những chỉ có những giá trị về dinh dưỡng và y tế tốt hơn mà các cây trồng hoặc vật nuôi tao ra chúng còn có thể chống chịu lại được sâu bọ và bệnh dịch, giúp giảm sử dụng thuốc trừ sâu, và chịu nhiệt độ cao. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, thực phẩm biến đổi gen cũng gây ra nhiều thách thức cho các chính phủ, các nhà khoa học, công nghiệp và những nhà hoạch định chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực thử nghiệm an toàn, luật, chính sách quốc tế và dán nhãn thực phẩm.
-
3.2010-Nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ và kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng DOC
Rơm rạ là nguồn phế thải trong nông nghiệp, bao gồm phần thân và cành lá của cây lúa, sau khi đã tuốt hạt lúa. Rơm rạ chiếm khoảng một nửa sản lượng của cây ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì và lúa gạo. Trong trường hợp ở nước ta, thì rơm rạ chủ yếu phát sinh từ cây lúa nước và được đề cập chủ yếu đến trong tài liệu này. Đã có lúc rơm rạ được coi là một loại sản phẩm phụ hữu ích thu hoạch được, nhưng do nhu cầu về lương thực mà sản lượng lúa ngày càng gia tăng, cùng với đó là nguồn rơm rạ không thể tận dụng hết, nên rơm rạ đã trở thành một nguồn phế thải khó xử lý trong nông nghiệp.
-
2.2010-Phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của Hàn Quốc DOC
Hàn Quốc là một nước rất nhạy cảm về phát triển công nghệ, liên tục phát kiến mới trong sáng tạo và tìm kiếm công nghệ mới, đồng thời cũng là một đất nước có khát vọng mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội bằng khoa học và công nghệ (KH&CN). Khi nghiên cứu qúa trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá thành công của Hàn Quốc-một đất nước có những điểm tương đồng với nước ta về văn hoá, lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên… nên chúng tôi mạnh dạn khái quát lại quá trình phát triển đất nước này nhằm cung cấp thông tin để cùng tham khảo.
-
4.2010-Những công nghệ quan trọng hàng đầu đối với Mỹ từ nay đến năm 2025 DOC
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Mỹ luôn chứng tỏ là quốc gia dẫn đầu và là trung tâm khoa học (KH&CN) của thế giới. Để có được vị thế này, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ luôn coi các khám phá và tiến bộ về KH&CN là động lực cơ bản chi phối sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống. Vì vậy, sự giảm sút về khả năng cạnh tranh KH&CN có thể gây ảnh hưởng đến vị thế siêu cường của Mỹ, đặc biệt là khả năng cạnh tranh kinh tế, tiêu chuẩn sống và cả nền an ninh quốc gia của nước này.
-
1.2010-Triển vọng kinh tế thế giới và khả năng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển DOC
Kinh tế thề giới vừa trải qua một đợt suy thoái nặng nề nhất kể từ sau Thế chiến thứ 2. Các nền kinh tế đang chậm chạp hồi sinh nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn cần phải vượt qua và nguy cơ suy thoái trở lại cũng không bị loại trừ. Năm 2010 sẽ đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới, cũng với những nỗ lực của các Chính phủ trong việc khắc phục những hậu quả sau khủng hoảng, đặc biệt là các vấn đề trong hệ thống tài chính, tiền tệ và việc làm. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển năm 2010 được dự báo sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Thông tin khác
Miền | Giá trị |
---|---|
Nguồn | http://www.vista.gov.vn/UserPages/Tongluan/tabid/152/language/vi-VN/language/vi-VN/Default.aspx |
Tác giả | Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia |
Người bảo dưỡng | Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia |
Last Updated | 20-08-2018 09:43:32 |
Được tạo ra | 20-08-2018 06:52:07 |